logo_gold_white

Máu và cát - câu chuyện Zippo Việt Nam

Không chỉ là một chiếc bật lửa, đằng sau vẻ đẹp cứng cáp, bền bỉ nhưng tinh tế,
Zippo còn ẩn chứa trong mình những câu chuyện buồn vui.

 bật lửa zippo và những lời muốn kể

 
Bật lửa zippo – câu chuyện người đàn ông chân chính
 Câu chuyện về nguồn gốc ra đời của bật lửa Zippo cùng người đàn ông tạo ra nó

Cha đẻ của Zippo là George G. Blaisdell. Sinh ngày 5/6/1895 tại Bradford, Pennsylvania, George G. Blaisdell. Về bề nổi, ông được coi là người gặt hái nhiều thành công vào những năm khó khăn nhất của cuộc Đại khủng hoảng xảy ra tại Mỹ từ 24/10/1929.

Ông là người ít học và rất ghét trường học. Ông bỏ học từ năm lớp 5 và tuyên bố thẳng thừng với gia đình là sẽ không bao giờ đến trường nữa. Sau đó, cha ông đã gửi ông tới một học viện quân sự với hy vọng cậu con trai sẽ được giáo dục tốt hơn với kỷ luật thép của quân đội. Thế nhưng, George G. Blaisdell cũng chỉ học hết năm thứ hai của học viện và bỏ học ngay trước khi nhà trường ra quyết định buộc thôi học.

Thất vọng với việc học hành của quý tử, cha của George G. Blaisdell đưa ông tới làm việc tại doanh nghiệp của gia đình : Công ty cơ khí Blaisdell. Tại đây, George G. Blaisdell học về kim khí, gia công kim khí với các kỹ năng điêu luyện mà gần 30 năm sau trở thành nền tảng quý giá cho sự ra đời của những chiếc bật lửa Zippo.

Trong cuộc đại suy thoái nền kinh tế Mỹ đổ ụp kéo theo hàng vạn công ty lớn nhỏ phá sản trong đó có sự nghiệp của George. Người đàn ông này đã không sụp đổ như nền kinh tế Mỹ và chính gia tài của mình. Giữa những năm tháng ấy, vét cạn số vốn mình có George đã lập ra công ty Zippo vào năm 1923. Vào thời điểm đó thì đây là một chuyện điên rồ và phi lý nhất thời đó, bạn có thể tưởng tượng trong hoàn cảnh nhà nhà túng bấn, các công ty và xí nghiệp đóng cửa hàng loạt thì có một anh chàng nào đó mở một công ty bán bật lửa giá bằng cả một tháng tiền sinh hoạt của nhiều hộ gia đình. Bạn bè George và người thân ông đưa ra hàng tỷ lý do can ngăn nhưng không một lời nào có thể ngăn ông thành lập công ty bật lửa Zippo.

Chiếc Zippo đầu tiên được George G. Blaisdell bắt đầu làm từ cuối năm 1932 và hoàn thành vào đầu năm 1933. Trên chiếc bật lửa còn có khắc dòng chữ cho chính tay George G. Blaisdell viết: “Chiếc Zippo đầu tiên, cấm sờ vào hiện vật”. Hiện nay nó đang được trưng bày tại Bảo tàng Zippo tại Bradford. Dòng chữ như được George tiên đoán sẽ có ngày chiếc bật lửa Zippo này sẽ đi vào huyền thoại.

Từ đó đến nay, hàng chục triệu chiếc Zippo đã được chế tác và có mặt ở hầu khắp mọi nơi trên thế giới. Người ta còn mở hẳn một bảo tàng để trưng bày và tôn vinh nó.

Bật lửa zippo tới Việt Nam thông qua những người lĩnh Mỹ

Bật lửa zippo tới Việt Nam thông qua những người lĩnh Mỹ

Câu chuyện về nguồn gốc Zippo tới Việt Nam và những người lính Mỹ
muốn thoát khỏi chiến tranh vô nghĩa

Trong chiến tranh Việt Nam, ước tính có hàng trăm nghìn chiếc bật lửa Zippo đã theo chân lính Mỹ vào Việt Nam. Nhưng đến Việt Nam, Zippo còn hơn là một chiếc bật lửa. Ánh lửa Zippo bập bùng chiếu sáng căn lều dã chiến ban đêm để xua đi nỗi sợ hãi, trống trải. Nó còn là người bạn lòng tâm sự vào những khi cô quạnh.

Những người lính viễn chinh, với tâm trạng của những người bị lừa gạt, lợi dụng vào những mục tiêu phi nghĩa, phi đạo đức đã khắc lên những chiếc Zippo dòng suy tưởng của mình, thậm chí cả sự suy sụp của mình. Theo đó, Zippo đã trở thành những nhân chứng biết nói về tâm trạng của lính Mỹ trong chiến tranh Việt Nam.

Chúng là biểu tượng hàm ẩn về những gì mà nhiều người lính Mỹ đã nhận ra từ một góc nhìn trần trụi về nhiệm vụ được tô hồng một cách khiên cưỡng mà họ phải gánh vác trong cuộc chiến tranh đó.

Những dòng chữ dưới đây mang nặng sự chua chát, chất chứa cả sự khinh bỉ chính bản thân mình:

- “Dù tôi đi giữa thung lũng phủ đầy bóng dáng của chết chóc, tôi không run sợ ác quỷ bởi lẽ tôi là con quỷ ghê tởm nhất của thung lũng này”.

- “Cái chết là công việc của tôi và công việc đến giờ vẫn ổn”.

Hoặc tự an ủi chính mình:

- “Tôi không sợ hãi, chỉ đơn độc”.

- “Xin đừng nói với tôi về Việt Nam bởi vì tôi đã từng đến đó”.

- “Chúng tôi, những tâm hồn không tự hiến nguyện, do những kẻ thiếu học dẫn dắt, đang làm những việc không cần thiết cho những kẻ vô ơn”.

- “Tôi biết tôi sẽ được lên thiên đường bởi vì tôi đã dành cả đời ở địa ngục: Việt Nam”.

 

Lỗi lòng người lính Mỹ bị lừa sang Việt Nam trên những chiếc bật lửa Zippo
 

Nỗi lòng người lính Mỹ bị lừa sang Việt Nam trên những chiếc bật lửa Zippo

Hoặc giống như lời trăn trối:

- “Chúng tôi không sống hay chết, chúng tôi chỉ thành khói và bay cao”.

- “Anh sẽ không bao giờ thật sự sống cho đến khi anh gần chết”.

- “Nếu như mi nhận được nó (chiếc bật lửa Zippo) từ thây của ta, ta hy vọng nó sẽ mang lại sự may mắn cho mi giống như nó đang mang lại cho ta”.

Và để cuối cùng bật ra một cách dung tục nhưng đầy “chất Mỹ” về một sự thật trần trụi nhưng lại được khám phá một cách muộn màng:

- “Killing for peace is fucking for virginity” (tạm dịch: giết chóc để gìn giữ hoà bình giống như làm tình để gìn giữ trinh tiết).

Chiếc bật lửa Zippo bé nhỏ kia đã không còn là chiếc bật lửa, nó còn là nơi để những linh hồn lạc lối quay về, còn là nơi tìm tới sự bình an, là ngọn lửa sưởi ấm nhưng ước mơ còn nằm xa tầm với. Để rồi giờ đây Zippo đã trở thành thú sưu tầm của hàng triệu người trên thế giới, thành công cụ biểu diễn của các tricker (cách gọi người biểu diễn múa lửa với Zippo), thành một vật phẩm thời trang quý giá hàng chục ngàn đô la hay đơn giản hơn, chỉ là một ngọn đuốc thắp lên nhưng ước mơ…


➡  Ấn vào đây để xem chi tiết về lịch sử chiếc bật lửa Zippo 

 

➡  Ấn vào đây để xem các sản phẩm khác liên quan tại 24kara.com 

 

➡  Ấn vào đây để xem các sản phẩm khác tại 24kara.com

 

 

 

 

 

 

 

           24Kara.com - Đồ hiệu, Chính hãng, Giá chiết khấu